Chế độ bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp dưới 10 lao động

TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP DƯỚI 10 LAO ĐỘNG:
Điều 141 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
“1- Loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên. ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này và người lao động được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất”
2- Người lao động làm việc ở những nơi sử dụng dưới 10 người lao động, hoặc làm những công việc thời hạn dưới ba tháng, theo mùa vụ, hoặc làm các công việc có tính chất tạm thời khác, thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm”.
Với quy định này ta có thể nhận thấy với những Doanh nghiệp sử dụng 10 lao động trở lên thì NSDLĐ và NLĐ phải đóng bảo hiểm xã hội với mức bảo hiểm được nêu cụ thể ở trên.
Còn nếu doanh nghiệp có dưới 10 lao động thì NSDLĐ sẽ trả các khoản chi  phí tham gia bảo hiểm vào tiền lương cho NLĐ. Sau đó NLĐ phải tự tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên:
Điều 2, Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 -12- 2006 của Chính phủ quy định những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nghị định cũng không phân biệt số người lao động trong đơn vị sử dụng lao động. Do đó, các trường hợp có quan hệ lao động, có hợp đồng lao động giữa bên sử dụng lao động và người lao động có hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên đều phải tham gia BHXH bắt buộc (dù chỉ 1 người).
Và theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội: “Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên”
Như vậy, đối với trường hợp Doanh nghiệp dưới 10 lao động thì NSDLĐ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ. Tuy nhiên vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y tế cho NLĐ với mức đóng như đã nêu ở trên.
Đối với những hành vi vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp thì tùy theo mức độ để truy cứu trách nhiệm hành chính được quy định tại Nghị định số 95/2013:
Trước ngày 1/7/2013: nếu quyết định xử phạt hành chính đã được ban hành và đã được thi hành. Tuy nhiên các cá nhân hoặc tổ chức bị vi phạm còn có khiếu nại thì áp dụng các quy định của nghị định 95/2013 để xác định trách nhiệm và mức phạt hành chính cụ thể.
Trước ngày 1/7/2013: nếu những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp xảy ra trước ngày này sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định 95/2013 nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Trước ngày 10/10/2013: những hành vi phạm trên sẽ vẫn bị xử lý theo nghị định cũ tức Nghị định số 86/2010 ngày 13 tháng 8 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
Từ ngày 10/10/2013 thì mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý theo nghị định 95/2013.
Nguồn: mklaw firm

Không có nhận xét nào: